Vì sao bổ sung lợi khuẩn lại giúp chị em tránh được nhiễm khuẩn?
Top 2 món ăn bổ khí huyết cho các chị em dành cho ngày cuối tuần
Cần phải bổ sung những chất gì khi bị thiếu máu?
7 cách giúp phòng tránh nám da sau khi sinh
Ngủ nhiều hơn 9h mỗi đêm, nam giới tăng 71% nguy cơ đột quỵ
Cũng giống như đường ruột, âm đạo là một hệ sinh thái cân bằng. Hệ sinh thái âm đạo của bạn đạt được sự cân bằng nhờ các chủng lactobacillus chi phối. Dòng vi khuẩn này thường giữ độ pH âm đạo vào khoảng 4,2 để ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển của các vi sinh vật có hại vì môi trường như vậy là quá acid để chúng có thể tồn tại. Nếu độ pH âm đạo tăng lên, vi khuẩn cơ hội sẽ rất mau phát triển và gây ra viêm âm đạo do vi khuẩn.
pH âm đạo có được là do các trực khuẩn Doderlein (Lactobacilli) thường trú trong âm đạo sử dụng Glycogen từ tế bào biểu mô của âm đạo và sinh ra acid lactic khiến môi trường âm đạo có tính acid (PH<7). Nồng độ Glycogen dự trữ trong tế bào chịu ảnh hưởng của nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Bởi vậy, pH sinh lý trung bình âm đạo phụ thuộc vào độ tuổi và nồng độ estrogen của phụ nữ. Ở trẻ em chưa đên tuổi dậy thì (chưa có kinh nguyệt), pH sinh lý âm đạo là 7. Trong khi phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản thì pH sinh lý dao động khoảng 4-5, phụ nữ mãn kinh có pH khoảng 6-7 do lượng estrogen lúc này đã suy giảm nhiều. Bởi vậy, trung bình thì pH sinh lý (4-6) chính là pH cân bằng của âm đạo. Chính độ pH sinh lý này là điều kiện thuận lợi cho sự cân bằng của các vi khuẩn thường trú âm đạo.
Lợi khuẩn sản sinh ra các chất kháng sinh (enzyme hoặc protein) làm ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn có hại
Quá nhiều chủng Lactobacilli thường trú trong âm đạo có thể làm tăng nồng độ acid của nó và tạo môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển. Các lợi khuẩn này cũng thường trú trong đường ruột. Chúng sinh ra các acid lactic và các acid này, đến lượt chúng lại là môi trường tốt cho lợi khuẩn sinh sôi, phát triển đến mức lấn át các vi khuẩn có hại. Có ý kiến cho rằng, các acid này trong ruột ngấm vào máu và tới âm đạo và vì thế tạo cho các chủng Lactobacilli thường trú trong âm đạo phát triển. Tất nhiên, lượng acid ngấm vào máu chưa đủ để thay đổi pH máu (chuẩn là 7,4). Mặt khác, các bằng chứng khác không chỉ tìm thấy trên động vật thực nghiệm, trẻ sinh non mà cả ở trẻ sinh đủ tháng cho thấy việc bổ sung probiotics cho mẹ dẫn đến sự có mặt của các probiotics trong nước ối. Sự gia tăng các lợi khuẩn còn được thúc đầy bởi quá trình nuôi còn bằng sữa mẹ vì sữa mẹ được chứng minh có chứa nguồn lợi khuẩn, bổ sung thêm các lợi khuẩn cho trẻ sau khi sinh. Điều đó chứng tỏ lợi khuẩn bổ sung qua đường tiêu hóa có thể xuất hiện bổ sung ở âm đạo theo một cách nào đó mà không phải “chui” qua đường máu như acid lactic.
Đây chính là những lý lẽ giải thích tại sao bổ sung lợi khuẩn đường ruột lại có thể giảm nhiễm khuẩn âm đạo:
Thứ nhất, pH sinh lý (4-6) là pH cân bằng của âm đạo, nhờ đó, vùng kín sẽ kiểm soát được các tác nhân gậy bệnh có sẵn thường trú trong âm đạo (như tạp khuẩn, nấm) hoặc ngăn không cho tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào âm đạo (như trùng roi, vi khuẩn,…).
Thứ hai, lợi khuẩn đường ruột sản sinh ra các chất kháng sinh (enzyme hoặc protein) làm ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn có hại và cũng tăng sản xuất ra các kháng thể immunoglobulin A (IgA), là các protein nhận dạng ra và chống lại các tác nhân ngoại xâm trong cơ thể bạn. Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm tổng số 80% các tế bào miễn dịch trong cơ thể người và hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó.
Nắm được lợi thế này, đã có một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho phụ nữ đã bổ sung lợi khuẩn vào công thức, nhằm đem lại sức khỏe toàn diện: vẻ ngoài rạng rỡ, phòng ngừa bệnh tật và một tinh thần tươi trẻ cho chị em.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nâng niu sức sống tự nhiên
Bình luận của bạn